Cấm vận và trừng phạt Kinh_tế_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên

Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt CHDCND Triều Tiên bắt đầu từ sau vụ thử hạt nhân năm 2006, lệnh cấm này nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân[280] Liên Hợp Quốc cấm CHDCND Triều Tiên mua bán tên lửa và các vũ khí hạng nặng khác, để trừng phạt chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này[281] đặc biệt cấm Triều Tiên nhập và xuất khẩu hầu hết các loại vũ khí, do Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân[282] dẫn đến nhiều tài sản của các tổ chức làm ăn hoặc ủng hộ CHDCND Triều Tiên đã bị đóng băng. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua biện pháp cấm cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho nước này. Hầu hết các sản phẩm có tiềm năng sử dụng kép – tức là có thể được quân đội sử dụng - bao gồm máy vi tính, có thể thuộc hạng mục cấm được xuất khẩu từ hầu hết các quốc gia vào CHDCND Triều Tiên.[11] Ngoài ra, họ cũng cấm xuất khẩu các xa xỉ phẩm, nhưng cho phép mỗi quốc gia tự đưa ra định nghĩa riêng đó gồm những đồ gì. Nhật Bản đưa vào danh sách cấm xuất khẩu sang Bình Nhưỡng gồm thịt bò, trứng cá muối, cá ngừ, xe hơi loại sang, xe máy, camera.[261]

Sau đó Nghị quyết trừng phạt gần đây nhất cấm việc vận chuyển hàng hóa xa xỉ, như thuyền buồm và đồ trang sức cao cấp trang Triều Tiên để nhằm vào tầng lớp quý tộc Bình Nhưỡng[74] Từ năm 2009, cộng đồng quốc tế đã áp đặt lệnh cấm vận nghiêm khắc lên tất cả các mặt hàng xa xỉ được nhập vào CHDCND Triều Tiên, tuy nhiên, điều đó cũng không ngăn cấm được hàng hóa chảy vào từ Trung Quốc[213] và CHDCND Triều Tiên thường vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc, cấm mua hàng xa xỉ phẩm dành cho chính phủ CHDCND Triều Tiên. Chính phủ Mỹ cũng trừng phạt kinh tế CHDCND Triều Tiên bằng cách cấm xuất khẩu những vật dụng như máy nghe nhạc iPod, tivi plasmaxe chạy điện Segway sang nước này, đó là nỗ lực hướng đòn trừng phạt thương mại vào những vật dụng mà họ cho rằng Chủ tịch Kim Chính Nhật và những người giàu có ở CHDCND Triều Tiên có thể ưa thích. Danh sách dự kiến còn bao gồm cả rượu cognac, đồng hồ Rolex, thuốc lá, xe hơi, xe máy Harley Davidson, thậm chí cả cả motor lướt sóng Jet Ski. Lệnh cấm bao gồm cả các thiết bị thể thaoâm nhạc.[261]

Bất chấp lệnh trừng phạt, các hàng hóa nhập ngoại vẫn được bày bán ở Bình Nhưỡng

Tiếp đến, Mỹ siết chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với CHDCND Triều Tiên bằng cách thêm tên 4 cá nhân và 8 tổ chức vào danh sách "những cá nhân đặc biệt" bị cấm giao thương với Mỹ và những công dân Mỹ. Chính phủ Mỹ đang xem xét 24 tổ chức và 4 cá nhân CHDCND Triều Tiên sẽ chịu cấm vận tài chính trong bối cảnh Washington sẽ thực hiện cấm vận đối với Bình Nhưỡng. 24 tổ chức liên quan đến CHDCND Triều Tiên dự kiến sẽ bị trừng phạt tài chính theo nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và mệnh lệnh hành chính của Mỹ, trong đó có các doanh nghiệp CHDCND Triều Tiên và công ty Kohas AG của Thụy Sĩ, 4 cá nhân sẽ chịu cấm vận trong đó có Thống đốc Ngân hàng thương mại Tanchon Kim Tong-myong (người đang bị nghi ngờ quản lý quỹ của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il) và Giám đốc Kohas AG Jakob Steiger.[283] Chính quyền của Mỹ luôn hy vọng các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ Trung Quốc nước có quan hệ thương mại và đầu tư chủ yếu của CHDCND Triều Tiên, sẽ khiến ông Kim phải ngừng chương trình hạt nhân của mình và ngồi lại bàn đàm phán tìm kiếm một giải pháp mang tính ngoại giao.[10] Về phía các công ty đa quốc gia phương Tây thì tránh kinh doanh trực tiếp với CHDCND Triều Tiên vì họ sợ bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ phạt, tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nhỏ hơn, cho dù từ phương Tây hay Trung Quốc, mọi chuyện không quá khó khăn để kinh doanh ở đất này.[11]

Một báo cáo của Hàn Quốc cho biết nền kinh tế của Bình Nhưỡng sẽ gặp khó khăn hơn vào cuối năm 2009 trong bối cảnh cộng đồng quốc tế tiến hành biện pháp cấm vận, quan hệ liên Triều bế tắc và chuyển giao quyền lực ở miền Bắc.[241] Đối với các lệnh cấm vận, phía Trung Quốc vẫn giữ lập trường phản đối cấm vận kinh tế Triều Tiên, lo ngại rằng cấm vận có thể mở đường cho hành động quân sự. Nhiều nước tẩy chay hoạt động thương mại và phong tỏa tài khoản của CHDCND Triều Tiên, do lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc liên quan các vụ thử tên lửa của nước này, đã đẩy nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên thêm khó khăn.

CHDCND Triều Tiên cũng phản đối bị cấm vận thiết bị trượt tuyết, CHDCND Triều Tiên đã chỉ trích một quyết định cấm bán thiết bị lắp đặt cho khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Masik ở nước này, cho rằng các lệnh cấm vận của Liên hợp quốc đang cản trở sự phát triển kinh tế của CHDCND Triều Tiên. Hành động ngăn cản này là vi phạm bừa bãi Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó quy định các biện pháp trừng phạt không được phép áp đặt đối với những thực thể và hoạt động hòa bình của nhân loại, cũng như người dân tại các nước liên quan. Việc bán các thiết bị cho dự án khu trượt tuyết của CHDCND Triều Tiên là vi phạm lệnh cấm xuất khẩu hàng xa xỉ cho quốc gia bị cáo buộc là phát triển vũ khí hạt nhân này[284]